Chuyển Phát Giao Hàng Hà Nội Giao Hàng Hà NộiGiao Hàng Hà Nội

Tỉ lệ thành công cao

Luôn nỗ lực tối đa để giao hàng cho người nhận và có tỉ lệ đơn hàng thành công cao (96,68%)

Cước phí rẻ

Giúp khách hàng tiết kiệm tối đa với mức phí – mức phí hấp dẫn nhất

Theo dõi đơn hàng chính xác

Hệ thống tra cứu trực tuyến giúp khách hàng theo dõi trạng thái đơn hàng chính xác đang vận chuyển

3 câu chuyện truyền cảm hứng giúp một startup tạo độ phủ 98% diện tích Việt Nam

CEO Giao hàng nhanh (GHN) Lương Duy Hoài chia sẻ 3 câu chuyện giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp từ 5 năm trước, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Trong năm nay, GHN dự kiến có doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng.

Trong phần diễn thuyết của mình tại sự kiện “Phát triển ngành bán lẻ” do Forbes tổ chức chiều ngày 22/6, CEO GHN nhấn mạnh logistic là xương sống của ngành bán lẻ. Do đó, với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường bán lẻ, tương ứng, ngành logistic cũng phải có nhiều đổi thay để có được vị trí trong tương lai.

Để trở thành người nhanh nhất trên thị trường, Lương Duy Hoài cho rằng không phải là việc ai giao hàng nhanh hơn, mà là việc ai có bước chuyển mình nhanh nhất.

Trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp logistic cần phải làm gì trong những thay đổi nhanh chóng đó, ông Hoài kể ra 3 câu chuyện mà theo ông, chính nó là nguồn cảm hứng để GHN phát triển như hiện nay.

Sự bùng nổ của TMĐT ở nông thôn Trung Quốc

“Cách đây 5 năm, tôi đọc một bài báo của Mỹ đưa ra vấn đề tại sao tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) của Trung Quốc lại tăng nhanh, vượt Mỹ, trong khi mọi điều kiện của Trung Quốc đều kém hơn”, ông bắt đầu câu chuyện.

Vài chục năm trước hệ thống bán lẻ của Mỹ đã phát triển, đi đến đâu cũng thấy Walmart hoặc Best Buy, nhưng thời điểm đó ở Trung Quốc, các cửa hàng bán lẻ chỉ nằm ở thành phố lớn.

“Người tiêu dùng không thể chờ hàng chục năm sau để các cửa hàng bán lẻ chạy đến từng tỉnh, huyện để cho 50% người tiêu dùng mua sắm. Do đó, TMĐT với khả năng vận chuyển hàng đến mọi nơi đã thắng thế”, ông Hoài nói.

Từ 2010 – 2014, tăng trưởng TMĐT ở nông thôn Trung Quốc là hơn 40%, ở thành thị là dưới 20%. Như vậy, độ lệch của 2 bên là gấp đôi.

Thông qua câu chuyện này, trong 5 năm, GHN đã tập trung mạng lưới để phủ sóng 98% diện tích Việt Nam. Với chiến lược đó, 70% lượng hàng TMĐT được GHN giao tới các vùng ngoài TP. HCM và Hà Nội.

“Càng ngày tỷ trọng mua TMĐT càng cao, nhờ sự tập trung xây dựng này, giúp GHN có vị thế khác biệt trong năm vừa qua”, CEO GHN nói.

Amazon và Walmart

Câu chuyện thứ 2 của ông Hoài là về Amazon và Walmart. Hiện Amazon có vốn hoá thị trường xấp xỉ 500 tỷ USD, gấp đôi Walmart và lớn hơn tổng giá trị vốn hoá thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất nước Mỹ cộng lại.

Hơn 20 năm trước, khi Amazon thành lập, Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Walmart có mọi thứ: tiền, vị thế, và cả công nghệ. Walmart đã đầu tư rất mạnh vào công nghệ với hạ tầng lớn được đồng bộ dữ liệu. Và đó là cách Walmart dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, Amazon từ con số 0 đã vượt Walmart.

“Đấy là câu hỏi mà đội cung cấp logistic trên thị trường đang tìm hiểu”, ông Hoài nói.

Có một yếu tố quan trọng, theo ông Hoài, là Amazon đã chọn giải quyết một bài toán phức tạp hơn Walmart rất nhiều về cung ứng và logistic để vận chuyển và xử lý hàng triệu đơn hàng mỗi ngày. Và khi thị trường thay đổi, Walmart không thể vãn hồi.

Từ câu chuyện này, CEO GHN cho rằng doanh nghiệp mình cũng phải có hệ thống phức tạp, có sự thay đổi để đồng hành với thị trường nhằm tạo sự khác biệt và phát triển so với những đơn vị khác.

Thương mại xuyên biên giới

Cao sao vàng được bán trên Amazon với giá 5 USD là câu chuyện điển hình cho thương mại xuyên biên giới. Ở Việt Nam đang có khoảng 5.000 – 7.000 người đang bán những mặt hàng này trên Amazon store, theo ông Hoài.

“Đấy là xu thế mới trong câu chuyện bán lẻ”, ông nói.

Hiện tỷ lệ giao dịch TMĐT xuyên biên giới ở Indonesia là 20%, Singapore là 60%. Việt Nam hiện chưa có thống kê nhưng đang là xu hướng cần quan tâm. Thông qua đó, những món hàng được sản xuất từ Thái Lan chẳng hạn, dù rất nhỏ nhưng có thể đến tận tay người mua ở Việt Nam và ngược lai. Điều này sẽ đóng góp vào bức tranh bán lẻ.

Với xu thế đó, doanh nghệp phải xây dựng những hệ thống phức tạp hơn để phù hợp. Nếu như trước đây hạ tầng logistic chỉ xử lý những giao dịch xuyên biên giới là những container hàng hoá cho những nhà sản xuất lớn thì giờ đã có sự thay đổi. Ví dụ như GHN đang làm những thứ phức tạp hơn.

Với 3 câu chuyện này, CEO GHN cho biết start up của mình đã chọn cho mình một bài toán khó để giải trong 5 năm qua. Nhờ thế, công ty tạo được sự khác biệt và “phủ” được 98% diện tích Việt Nam, doanh thu dự kiến vượt mức 1.000 tỷ năm 2017.

Ngoài 3 câu chuyện trên, ông Hoài còn đưa ra 1 góc nhìn khác: khi mô hình mới đến, chống lại nó hay tựa vào để xây dựng cái mới.

Nhắc lại chuyện cách đây 3 năm khi Uber và Grab vào Việt Nam, nhận thấy đây là mô hình quan trọng có thể giải quyết được nhiều vấn đề của GHN, ông Hoài và các cộng sự đã quyết định thử nghiệm. Năm 2015, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư. Mất hơn 1 tuần lăn lộn ở Singapore nằm quan sát, về Việt Nam, ông Hoài đã xây dựng Ahamove. Kết quả, quy mô tăng trưởng của nó là 300% nhưng nhân sự chỉ tăng 140%.

“Uber, Grab hay Ahamove có thể chết nhưng mô hình thì vẫn sống và thay đổi cục diện. Chúng tôi chọn thay đổi theo tương lai”, CEO Lương Duy Hoài nhấn mạnh.

Hàng gửi dịch vụ giao nhận thất lạc, bồi thường ra sao?

Nhiều người gửi hàng qua các đại lý, dịch vụ giao nhận, sau đó bị thất lạc nhưng không được bồi thường thỏa đáng. Lỗi của ai? Luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Chị Trần Thị Thanh Thanh (Q.10, TP.HCM) thường xuyên gửi hàng hóa cho khách ở Hà Nội qua dịch vụ vận chuyển của Công ty cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh (công ty).

Ngày 25-7, khi vừa giao kiện hàng trị giá 9.920.000 đồng cho nhân viên vận chuyển, hai tiếng sau chị nhận thông báo 
kiện hàng bị mất.

Mất hàng đền 4 lần phí

Ban đầu công ty đồng ý bồi thường cho chị Thanh với mức giá gấp 4 lần phí vận chuyển (dưới 1 triệu đồng) vì chị Thanh không khai báo giá trị kiện hàng lúc gửi. Chị Thanh không đồng ý. Sau nhiều lần thương lượng, phía công ty chỉ đồng ý mức bồi thường 50% giá trị kiện hàng là 4.960.000 đồng.

Theo tìm hiểu, chị Thanh thực hiện các giao dịch gửi hàng thông qua trang web của công ty. Sau khi đăng ký tài khoản, chị điền thông tin người nhận, người gửi và hàng hóa được gửi.

Dựa vào khối lượng, kích thước hàng hóa, trang web tự động tính phí vận chuyển, trong đó có một mục nhỏ là phụ phí (phí khai giá). Khi chủ tài khoản khai giá trị hàng hóa thì phải trả thêm tiền cước, nghĩa là lúc này chủ tài khoản phải trả tiền phí vận chuyển và tiền cước.

Chị Thanh cho biết mình thường sử dụng dịch vụ khai giá và phải trả tiền phí vận chuyển và phụ phí khai giá.

Tuy nhiên, nhân viên chăm sóc khách hàng khuyên chị không nên khai giá để tiết kiệm phí vì chị là khách hàng “ruột”. Nhưng đến khi mất hàng thì công ty chỉ chịu bồi thường 4 lần phí vận chuyển.

Chịu thiệt vì không khai giá

Lý giải về mức bồi thường quá thấp so với giá trị hàng hóa bị mất, một nhân viên chăm sóc khách hàng cho biết vì đơn hàng của chị Thanh không khai giá lúc gửi nên công ty chỉ bồi thường mức giá gấp 4 lần phí vận chuyển. Nếu chị Thanh khai giá ngay lúc gửi thì chị sẽ được bồi thường 100% giá trị hàng hóa.

Mức thương lượng cuối cùng công ty bồi thường cho chị Thanh (gần 5 triệu đồng) vì chị Thanh là khách hàng thân thiết suốt 4 năm qua.

Nhân viên này cho biết thêm với hàng hóa có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên mà có sử dụng dịch vụ khai giá, khi xảy ra thất thoát do lỗi của công ty thì công ty sẽ bồi thường 100% giá trị theo hóa đơn, nhưng tối đa là 30 triệu đồng.

Trường hợp không có hóa đơn, công ty chỉ bồi thường 50% giá trị tiền thu hộ. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ thu tiền hộ thì công ty cũng bồi thường đúng giá trị của hàng gửi, chứ không theo giá người mua hàng phải trả.

Bà Trần Thị Bích Hảo, giám đốc một trung tâm thương mại dịch vụ ở TP.HCM, cho biết khách hàng sử dụng dịch vụ khai giá phải trả thêm tiền bảo hiểm hàng hóa là 1% giá trị hàng hóa.

Nếu xảy ra mất mát, giá trị kiện hàng là bao nhiêu thì khách hàng sẽ được bồi thường 100% giá trị với điều kiện phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Khách hàng không sử dụng dịch vụ này thì công ty giao nhận chỉ đền 4 lần phí vận chuyển.

“Tuy nhiên khi khách gửi hàng hóa, trách nhiệm của nhân viên là phải kiểm tra kỹ chủng loại hàng hóa đó có đúng với loại hàng khách kê khai ở phiếu biên nhận hay không, để không xảy ra tình trạng gửi hàng A kê khai hàng B có giá trị hơn để bắt công ty bồi thường theo hóa đơn 
hàng B” – bà Hảo nói.

Bà Hảo lưu ý khi khách đến gửi hàng cần yêu cầu công ty tư vấn khai giá hàng hóa. Thực tế các công ty giao nhận thường chỉ tư vấn tiền cước và thời gian nhận hàng, bỏ qua khâu khai giá hàng hóa vì sợ khách hoang mang, mất niềm tin vào dịch vụ vận chuyển.

Bồi thường ra sao?

Theo luật sư Đoàn Trọng Nghĩa, khi thực hiện giao dịch gửi hàng, các công ty dịch vụ phải hướng dẫn, tư vấn các nội dung trong thỏa thuận gửi giữ, phiếu thu, phiếu nhận (biên lai), phiếu khai điện tử… cho khách hàng biết để tránh rủi ro.

Khi xảy ra mất hàng thì công ty phải bồi thường dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa đó. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nhưng về nguyên tắc thì công ty vận chuyển phải bồi thường 100% giá trị hàng hóa.

Nếu không giải thích cho khách cặn kẽ về việc phải khai giá là lỗi của phía công ty và họ phải bồi thường đủ.

Trong khi đó, luật sư Lê Trạch Giang cho rằng quan trọng nhất là tờ khai gửi hàng hóa (văn bản giấy hoặc tờ khai điện tử) có mục khai giá hay không. Nếu không hướng dẫn, giải thích là lỗi của công ty.

Ngược lại, nếu đã được giải thích rõ mà không khai là lỗi của khách hàng vì họ chọn và chấp nhận rủi ro. Nếu trong tờ khai gửi hàng (dạng hợp đồng gửi giao hàng) có quy định đền gấp 4 lần tiền cước thì công ty đền theo quy định như vậy là đúng.

Vì sao hàng trăm công ty giao hàng nhanh xuất hiện mà các shipper VN vẫn sống tốt?

Mặc dù các công ty chuyên nghiệp về vận chuyển ngày càng nở rộ như Viettel post, Giao hàng nhanh, Giang hàng tiết kiệm, Shipchung, mới đây là Uber, Grab… song shipper tự phát tại VN vẫn là một nghề kiếm tiền hiệu quả.

Trần Văn Thành, sinh viên năm 3 đại học Thương mại Hà Nội cho biết, nghề shipper giúp anh trang trải tốt cuộc sống, cả tiền thuê phòng, học phí cho tới bạn bè. Thay vì làm tại các công ty về giao hàng chuyên nghiệp, Thành thường lên các trang mạng xã hội đăng tin nhận đơn hàng.

Thành cho biết, cách làm này giúp anh chủ động trong công việc, thay vì phải bó buộc giờ và quy định tại công ty giao hàng. Chàng sinh viên cho biết, bạn bè trong lớp cũng tận dụng xe máy có sẵn để nhận đơn kiếm thêm thu nhập.

Theo khảo sát mới đây của Công ty CP Công nghệ DKT đối với 500 cửa hàng kinh doanh trực tuyến tại VN, nhu cầu sử dụng các dịch vụ COD (giao hàng thu tiền) chuyên nghiệp vẫn còn khá thấp.

Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 60% DN chỉ áp dụng phương thức tự giao hàng và thuê shipper (người giao lẻ) thay vì kết nối với một đơn vị vận chuyển chuyên dụng. Chỉ có 31% các cửa hàng online đã từng sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền (COD) của bên thứ ba. Điều này cho thấy, các đơn vị kinh doanh online chưa thực sự tin tưởng và sử dụng hình thức COD của các dịch vụ chuyên dụng.

Theo tổng hợp ý kiến của các DN kinh doanh online vừa và nhỏ (khách hàng chính của mô hình dịch vụ COD), giá thành và chất lượng dịch vụ vận chuyển là rào cản lớn nhất cho các dịch vụ COD tại Việt Nam.

Trong đó, 74% chủ shop cho biết giá cả là yếu tố đầu tiên họ cân nhắc khi quyết định lựa chọn hình thức giao hàng. Các yếu tố tiếp theo được nêu ra là chất lượng dịch vụ (59%) và uy tín của đơn vị giao hàng (58%). Chỉ có 15% cửa hàng quan tâm đến các tiện ích đi kèm khi giao nhận.

Ở một chiều ngược lại, khi được hỏi về vấn đề thường xuyên gặp phải khi sử dụng dịch vụ giao hàng, 60% cho rằng giá dịch vụ khá cao nếu so với phương án để cho nhân viên kiêm nhiệm việc giao lẻ. Đồng thời 51% gặp phải tình trạng giao hàng chậm hơn so với dự kiến và 44% phàn nàn nhân viên của đơn vị chuyển phát chậm đến lấy hàng khi có yêu cầu.

Chị Đỗ Thanh Loan, chủ shop Gento – là một cửa hàng đồ da online lớn tại Hà Nội, cho biết, chỉ sử dụng các dịch vụ chuyển phát khi lượng đơn hàng ít hoặc ở xa. Ngược lại, nhân viên giao hàng rẻ và chủ động hơn nhiều khi đơn hàng tăng lên.

Tự giao hàng hay sử dụng dịch vụ COD sẽ rẻ hơn?

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Trần Thi – Giám đốc khu vực phía bắc Giao Hàng Nhanh cho rằng, tự thuê shipper tự do hoặc sử dụng dịch vụ của các bên chuyển đều có các ưu thế riêng như linh hoạt trong một số trường hợp cần mặc cả giá, đổi nơi giao hàng.

Ngược lại, dịch vụ giao hàng chuyên dụng mang lại cảm giác chuyên nghiệp, đảm bảo, uy tín cho cửa hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ hỗ trợ cho các shop sẽ tốt hơn, tạo được niềm tin từ khách hàng và cho thấy mức độ chuyên nghiệp hơn đối với DN.

Nói về chi phí, ông Thi cho rằng, cả ba phương án là tương đương. Theo ông, sử dụng nhân viên giao hàng hoặc shipper có thể tiết kiệm về tiền bạc nhưng những chi phí ẩn khác có thể làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Như chi phí đào tạo sẽ làm giảm hiệu suất của nhân viên. Bên cạnh đó, giá rẻ trước mắt dẫn đến chi phí thực tế rất cao mà các chủ shop thường không tính đến.

“Nếu tính về chi phí trực tiếp, thực tế chi phí khi sử dụng shipper tự do và dịch vụ giao hàng sẽ không chênh lệch nhiều (trung bình 20k/đơn hàng trong nội thành). Ngoài ra nếu tính một cách toàn diện các chi phí cơ hội khi bán được đơn hàng, chăm sóc và dịch vụ tốt hơn cho người mua, chi phí giao lại lần 2, quản lý và chủ động, v.v. thì giá trị mà các đơn vị giao hàng chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều hơn khi sử dụng shipper tự do”, ông Thi cho hay.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Trọng Tuyến, CEO DKT, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT VN cho rằng, chỉ có hỗ trợ tự động hóa kết nối mới thúc đẩy TMĐT phát triển.

Tuy nhiên, dựa vào kết quả khảo sát, cho thấy khâu thanh toán trực tuyến và khâu giao nhận đang là hai khâu thiếu và yếu, làm chậm sự phát triển chung của toàn ngành. Do đó, các DN vận chuyển cần có cách làm hợp lý và tính toán chi phí phù hợp nhất để thu hút được lượng khách hàng lớn, thúc đẩy TMĐT phát triển bền vững.

Chuyển phát GIAOHANGHANOI

Địa chỉ: Số 5 Hạ Yên - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 0388 289 260
Email: thanhhuyen91083@gmail.com